Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Luật sư giỏi bào chữa vụ án hình sự


Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Tham gia tranh tụng ở hầu hết các vụ án đặc biệt khách hàng là cá nhân, các quan chức, lứa tuổi vị thành niên;
Các vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….)
Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….
Các vụ án về ma tuý…
Luật sư bào chữa giai đoạn Sơ thẩm và Phúc thẩm
Luật sư bào chữa giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm
Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).
Công ty luật Dragon

http://luatsubaochua.vn/luat-su-bao-chua-vu-an-hinh-su/

Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo bộ luật tố tụng hình sự

Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự.
2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:
a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;
b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
4. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền huỷ bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.
Văn bản hướng dẫn
Điều 7. Thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 114 của BLTTHS; nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát không có căn cứ theo hướng dẫn tại các điều 1, 2 và 4 của Thông tư này thì sau khi nhận hồ sơ vụ án Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do, quan điểm đối với việc giải quyết vụ án và chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát.
2. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo hướng dẫn tại các điều 1, 3 và 4 Thông tư này thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTHS.
3. Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rõ đối với từng vấn đề điều tra bổ sung và quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ theo thẩm quyền quy định tại Điều 164 và Điều 169 của BLTTHS.
4. Nếu kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án; nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử.
Luật sư Nguyễn Minh Long
Tư vấn luật doanh nghiệp: wwwcongtyluatdragon.vn
Luật sư giỏi bào chữa tại TPHCM - www.congtyluatdragon.com
Luật sư giỏi tư vấn hôn nhân và gia đình - www.luatsu.asia
Luật sư giỏi tranh tụng tại Hà Nội - www.vanphongluatsu.com.vn

Luật sư giỏi tại Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Thứ Ba, 14/04/2015
Với nhu cầu của sự phát triển xã hội nghề luật sư ở Việt nam đã và đang trở thành nghề nghiệp nhận được sự quan tâm của xã hội. Điều đó đồng nghĩa sự quan tâm ấy không chỉ ở nhìn nhân vai trò ủa luật sư trong việc duy trì và đẩm bảo sự công bằng xã hội mà còn thể hiện ở nhu cầu xã hội đối với nghề luật sư.
Số lượng luật sư giỏi ngày càng tăng
Lực lượng luật sư ở Việt Nam ngày càng lới mạnh cụ  thể tính đến ngày 15/9/2014 cả nước có 11.285 người được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và 3.408 tổ chức hành nghề luật sư, trong khi đó, cả nước cũng có gần 400 luật sư và 67 tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam . Hiện nay tỷ lệ luật sư tại Việt Nam chỉ ở mức trung bình 1 luật sư/14.000 người dân, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (1/1.526), Singapore (1/1.000), Nhật Bản (1/4.546), Pháp (1/1.000), Mỹ (1/250).
Chất lượng luật sư giỏi ngày càng đảm bảo
Nhu cầu của xã hội tăng đồng nghĩa với việc rằng luật sư  phải không ngừng trau dôi, nâng cao chất lượng phục vụ, nghề nghiệp chuyên môn. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, người luật sư giỏi không chỉ dừng lại ở vấn đê tư vấn, tranh tụng mà mục đích của nghề luật sư phải là đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng, tạo được sự hài lòng trong chất lượng dịch vụ của nghề.
Với số lượng lớn luật sư như hiện này, khách hàng khi tìm tới các dịch vụ pháp lý hãy là người tiêu dùng thông thái. Lựa chọn các luật sư giỏi và các văn phòng luật uy tín là việc làm thiết thực và đảm bảo quyền và lợi ích của  chính khách hàng.
Luật sư giỏi cần có những phẩm chất sau:
1.  Đạo đức nghề nghiệp:
Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có đạo đức, chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Bác Hồ đã từng nói “ Có tài mà không có  đúc thì vô dụng, có đức mà không có tài thì không làm được việc gì”. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật sư là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật khách quan, trung thành với pháp luật của những người luật sư giỏi sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn
2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:
Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất.
3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:
Luật sư cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.
4. Luật sư giỏi ngoại ngữ
Một luật sư giỏi hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở Việt Nam
Công ty Luật Dragon  với đội ngũ luật sư giỏi tại Hà Nội,chuyên viên có kinh nghiệm cam kết đem lại cho khách hàng lợi ích cao nhất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp, Giám đốc công ty – Luật sư Nguyễn Minh Long là một trong những luật sư có uy tín trong lĩnh vực tranh tụng. Tự hào là một trong nhưng công ty luật uy tín tại Hà Nội,
Công ty Luật Dragon hân hạnh đem tới cho khách hàng các dịch vụ pháp lý tốt nhất. Sự hài lòng của khách hàng khi tìm tới dịch vụ của công ty là sự khích lệ lớn cho công ty.
Văn phòng luật sư Minh Long

Tin đã đăng:
  1. Năm Ất Mùi, thời cơ mới, thách thức với công ty Luật Dragon
  2. Công ty luật Hải Phòng - Đề xuất bỏ Giấy chứng nhận bào chữa
  3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư
  4. Khái niệm và ý nghĩa hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư
  5. Luật sư cung cấp chứng cứ giả, xử lý sao?
  6. Tăng lệ phí thành lập chi nhánh văn phòng luật sư
  7. Công ty luật: Ra tòa vì hợp đồng dịch vụ pháp lý
  8. Văn phòng luật sư tăng mức trần thù lao cho luật sư đến 200.000 đồng/giờ

Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hình sự | Công ty luật Dragon

Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hình sự | Công ty luật Dragon

Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hình sự

 
Có 0 lượt xem
Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày,
kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì
thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm
yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba
mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện
thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở
phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm
giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm
giam nhận được đơn.
Văn bản luật hướng dẫn:
[I. VỀ CHƯƠNG XXIII "TÍNH CHẤT CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ" CỦA BLTTHS]
4. Về Điều 234 của BLTTHS
4.1. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị
a) Thời điểm bắt đầu tính thời hạn
kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày
được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường
hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà hoặc là ngày
bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo,
đương sự vắng mặt tại phiên toà.
Ví dụ 1: Ngày 10/10/2005 Toà án xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự có mặt bị cáo B và cùng ngày tuyên án đối với
bị cáo B. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 10-10-2005 và
thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với bị cáo
B), thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp),
ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày
11-10-2005.
Ví dụ 2: Ngày 12-10-2005 Toà án xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự vắng mặt người bị hại là A và cùng ngày tuyên
án. Ngày 20-10-2005 Toà án mới giao bản án cho A hoặc niêm yết tại trụ
sở Uỷ ban nhân dân xã nơi A cư trú. Trong trường hợp này ngày được xác
định là ngày 20-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo
mười lăm ngày (đối với A) là ngày 21-10-2005.
Trong trường hợp ngay trong ngày Toà
án tuyên án hoặc ra quyết định mà bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà
có đơn kháng cáo ngay, thì Toà án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo theo
thủ tục chung.
b) Thời điểm kết thúc thời hạn kháng
cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu
ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật)
hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm
việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng
của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Ví dụ 1: Trong ví dụ 1 nêu tại điểm a
tiểu mục 4.1 mục 4 này, thời hạn kháng cáo mười lăm ngày được tính bắt
đầu từ ngày 11/10/2005. Theo quy định tại Điều 96 của BLTTHS thì thời
hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với bị cáo B) kết thúc vào lúc hai mươi
tư giờ ngày 25/10/2005 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày
nghỉ lễ).
Ví dụ 2: Trong ví dụ 2 nêu tại điểm b
tiểu mục 4.1 mục 4 này, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày được tính
bắt đầu từ ngày 21-10-2005. Theo quy định tại Điều 96 của BLTTHS thì
thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với A) kết thúc vào lúc hai mươi
tư giờ ngày 04-11-2005. Giả sử ngày 04-11-2005 đúng vào ngày nghỉ lễ thì
thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày
05-11-2005 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần); giả sử sau ngày
nghỉ lễ (04-11-2005), ngày 05-11-2005 đúng vào ngày thứ bảy, thì thời
hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày
07-11-2005.
4.2. Xác định ngày kháng cáo
a) Trong trường hợp đơn kháng cáo
gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở
phong bì; do đó, khi nhận đơn kháng cáo gửi qua bưu điện, Toà án phải
kiểm tra ngày đóng dấu trên phong bì và lưu phong bì cùng với đơn kháng
cáo để xác định ngày kháng cáo.
b) Trong trường hợp đơn kháng cáo
gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo là ngày Ban giám
thị trại tạm giam nhận được đơn. Nếu Ban giám thị trại tạm giam không
ghi ngày nhận được đơn kháng cáo, thì Toà án yêu cầu Ban giám thị trại
tạm giam xác nhận ngày nhận đơn đó để xác định ngày kháng cáo.
c) Trong trường hợp người kháng
cáo đến nộp đơn kháng cáo tại Toà án hoặc trong trường hợp họ đến Toà án
cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì ngày kháng cáo
là ngày Toà án nhận đơn hoặc là ngày Toà án lập biên bản về việc kháng
cáo.
Luật sư giỏi tại TPHCM – http://luatsubaochua.vn/category/van-ban-phap-luat/
Công ty luật Dragon

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Phí thuê luật sư và nguyên tắc tính phí dịch vụ pháp lý

NGUYÊN TẮC TÍNH PHÍ DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Phí dịch vụ pháp lý bao gồm thù lao luật sư và các chi phí)
I. THÙ LAO LUẬT SƯ


Thù lao của luật sư là khoản tiền mà
khách hàng phải trả cho công sức lao động trí tuệ của luật sư. Thù lao
luật sư được áp dụng trên cơ sở thoả thuận giữa Luật sư (Văn phòng luật
sư) với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết
giữa Văn phòng luật sư với Khách hàng.
1. Căn cứ tính thù lao Luật sư
Thù lao Luật sư nói chung và thù lao của Luật sư nói riêng được tính trên các căn cứ sau đây:
- Mức độ phức tạp của công việc;
- Thời gian của luật sư (hoặc một số luật sư) bỏ ra để thực hiện công việc;
- Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng luật sư;
- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.
Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ
việc và yêu cầu của khách hàng, đặc thù của công việc, Luật sư thỏa
thuận với khách hàng áp dụng một trong các cách tính thù lao sau đây:

- Thù lao tính theo giờ làm việc (tùy thuộc vào uy tín và kinh nghiệm của từng luật sư);

-  Thù lao trọn gói theo vụ việc:
2. Phương thức tính thù lao Luật sư
Khách hàng có thể tùy chọn một trong các phương thức tính thù lao sau:
a. Mức thù lao cố định;
b. Mức thù lao theo giá trị phần trăm kết quả đạt được;
c. Mức thù lao có một phần cố định tính theo kết quả.
II. CÁC CHI PHÍ
Các chi phí bao gồm: Chi phí Văn phòng
của Văn PhòngLuật Sư; Chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú của luật sư khi
thực hiện công việc; Chi phí liên hệ công tác; Chi phí Nhà nước; Thuế.
1. Chi phí Văn phòng: Đây là khoản tiền mà khách
hàng phải trả để đảm bảo thực hiện các hoạt động Văn phòng liên quan đến
công việc của khách hàng (giấy tờ, sổ sách, điện thoại, tín hiệu
internet và các chi phí khác…). Khoản chi phí này thường không lớn và
thông thường được tính gộp vào cùng với chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ
công tác. Tuy nhiên, nếu khách hàng có yêu cầu sẽ tính thành mục riêng.


2. Chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác:
Đây là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho luật sư hoặc chuyên
viên tư vấn, bao gồm các chi phí như vé xe ô tô, vé tàu hoả, vé máy bay,
tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ… ( Phí cho các phương tiện đi lại và ăn
nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn đến làm việc).
Khách hàng có thể tuỳ chọn thanh toán chi phí đi lại bằng một trong hai
cách:
a. Khách hàng và luật sư cùng ước lượng chi phí và thống nhất thanh toán một lần (thông thường khách hàng chọn phương án này).
b. Trước khi đi công tác, luật sư thông
báo và khách hàng tạm ứng chi phí với luật sư. Hai bên sẽ quyết toán sau
chuyến công tác.
Thông thường, nếu khách hàng thanh toán chi phí đi lại, lưu trú một lần thì khoản tiền này sẽ bao gồm cả chi phí Văn phòng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào
cũng thu khoản phí này mà có thể có một số dịch vụ hoặc công việc chúng
tôi tính trọn gói vào thù lao hoặc có những dịch vụ chúng tôi không tính
chi phí này, đặc biệt trong các trường hợp khách hàng thỏa thuận thù
lao theo tỷ lệ thì khoản chi phí này sẽ được tính riêng.
3. Chi phí Nhà nước: Đây là khoản chi phí Văn Phòng Luật Sư thay
mặt khách hàng nộp vào Nhà nước, nó có thể bao gồm các lệ phí cấp phép,
các khoản tạm ứng án phí, án phí, phí thi hành án, lệ phí …và nói chung
các khoản tiền mà cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan tư pháp sẽ thu
(có hoá đơn chứng từ). Thông thường, khoản chi phí này khách hàng tự nộp
hoặc nhờ Văn Phòng Luật Sư nộp thay. Tuy nhiên, cũng có thể có những
ngoại lệ như trong các thoả thuận thù lao theo tỷ lệ hoặc trong các dịch
vụ trọn gói khác thì Văn phòng sẽ thu khoản phí này và tự quyết toán
với Nhà nước.
4. Thuế: Theo thông lệ
chung các báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế này bằng 10% giá trị
hợp đồng. Ngoài ra, mỗi một dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho
khách hàng cũng làm tăng số thuế thu nhập mà Văn phòng phải nộp theo quy
định pháp luật…
III. THANH TOÁN THÙ LAO VÀ CÁC CHI PHÍ LUẬT SƯ
a. Mức thù lao và chi phí của Luật sư
Mức thù lao và chi phí Luật sư cụ thể
trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với
khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Văn phòng luật sư Dragon với
khách hàng (Hợp đồng có đóng dấu của Văn phòng và chữ ký của luật sư
Trưởng Văn phòng). Ngoài khoản thù lao, chi phí thỏa thuận trong Hợp
đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết, khách hàng không phải thanh toán cho
Luật sư bất cứ khoản thù lao, chi phí nào khác.
b.  Phương thức thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:
Khách hàng thanh toán thù lao Luật sư và
các chi phí đã được thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách
trực tiếp, 100% bằng tiền mặt VNĐ tại Văn phòng thông qua bộ phận Kế
toán hoặc thanh toán Chủ thể :
* Văn phòng luật sư tại Hà Nội
Công ty luật TNHH Dragon Tài khoản số 140.226.2699.8689 mở tại Ngân hàng Techcombank Chi Nhánh Láng Hạ Hà Nội.
* Văn phòng luật sư tại Hải phòng
Chi nhánh Công ty luật TNHH Dragon Tài khoản số 190.265.9253.2018 mở tại Ngân hàng Techcombank Chi Nhánh Hải phòng.
c.  Thời hạn thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:
Việc thanh toán thù lao Luật sư và các
chi phí liên quan đến dịch vụ pháp lý được thực hiện theo sự thỏa thuận
giữa Luật sư với khách hàng trong từng vụ việc cụ thể : Khách hàng có
thể thanh toán thù lao Luật sư khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật
sư hoặc sau khi Luật sư hoàn thành công việc (thanh lý hợp đồng) hoặc
thanh toán thù lao Luật sư theo tiến độ thực hiện công việc.
IV. BIỂU PHÍ , THÙ LAO LUẬT SƯ
Nghề luật sư hình thành và phát triển
lớn mạnh và càng ngày nhu cầu thực tế xã hội đòi hỏi những kiến thức trí
tuệ, song hành trong cuộc sống, tuân thủ pháp luật, đảm bảo công bằng
theo hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật sư đối với người Việt Nam ăn sâu
vào trong tâm trí và suy nghĩ của từng người dân, doanh nghiệp, tổ chức,
cộng đồng xã hội, là người tư vấn luật bảo vệ bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng đem lại sự công bằng thiết thực trong cuộc sống. Luật sư
người bào chữa, đại diện ủy quyền với dịch vụ pháp lý, Khi hình dung sản
phẩm của luật sư là tài sản vô hình, giá trị bằng trí tuệ gắn liền với
quyền lợi của khách hàng liên quan đến chi phí thuê Luật sư,
Thường yêu cầu luật sư đưa ra Biểu phí
(“bảng giá”) cố định của dịch vụ luật sư. Tuy nhiên, mỗi một công việc
của khách hàng đều có những sự khác biệt, mức độ yêu cầu luật sư đối với
vụ việc đó cũng khác nhau, ngay trong cùng một lĩnh vực pháp luật cũng
có mức độ phức tạp khác nhau đối với từng vụ việc.
Qua nhiều năm kinh nghiệm giải quyết tư
vấn luật và theo quy định của Luật Luật sư được pháp luật Việt Nam thừa
nhận Văn phòng luật sư Dragon đưa ra quy tắc chung về việc tính phí và
biểu phí sơ bộ để Quý khách hàng tham khảo.
BIỂU PHÍ LUẬT SƯ – DANH MỤC DỊCH VỤ PHÁP LÝ
Biểu phí Luật sư thể hiện vai trò trách
nhiệm của Luật sư trong từng vụ việc/từng mối quan hệ xã hội, tính minh
bạch của dịch vụ Luật sư, chất lượng Luật sư và phù hợp với tình hình
chung của nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng Luật sư tại Việt Nam. Cụ
thể như sau:
STT DỊCH VỤ PHÁP LÝ LUẬT SƯ

MỨC PHÍ THUÊ LUẬT SƯ

(Đơn vị: VNĐ)
GHI CHÚ
1 Tư vấn pháp luật trực tiếp tại Văn phòng 300.000 – 500.000/1 lượt Biểu phí tối thiểu, thời gian tư vấn không quá 01 giờ
2 Soạn thảo Đơn thư kiến nghị, Đơn yêu cầu, Đơn đề nghị,… 500.000 -3.000.000/1đơn Hỗ trợ gửi văn bản tới bên thứ ba
3 Soạn thảo Di chúc; Văn bản thỏa thuận về tài sản; Văn bản phân chia tài sản 2.000.000 –  6.000.000/1 bản Đã bao gồm phí tư vấn, không bao gồm lệ phí công chứng – chứng thực
4 Soạn thảo Đơn khởi kiện; Đơn kháng cáo; Đơn khiếu nại; Đơn tố cáo, tố giác… 1.000.000 –  3.000.000/1đơn Áp dụng cho thủ tục khiếu nại, tố cáo, các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động…
5 Soạn thảo hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự … 3.000.000-20.000.000/1 hợp đồng Không bao gồm phí dịch thuật, công chứng, chứng thực (nếu có)
6 Giải quyết tình huống pháp lý bằng tư vấn trực tiếp theo hết vụ việc và soạn thảo văn bản 5.000.000 – 20.000.000/1vụ việc Áp dụng cho những tình huống pháp lý phức tạp, quan trọng cần có lời tư vấn chính thức của luật sư
7 Thù lao Luật sư tham gia tố tụng/Đại diện tại Tòa án/Trọng tài thương mại Mức thù lao tối thiểu là 20.000.000/1cấp xét xử/giai đoạn giải quyết vụ việc Vụ án: Hình sự, Dân Sự, Ly Hôn, Đất đai, Lao Động, Hành chính, Kinh doanh thương mại…
8 Thành lập Công ty, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh 3.000.000 – 8.000.000 Mức tối thiểu và tối đa, áp dụng cho khu vực Hà Nội
9 Thành lập Chi nhánh, VPĐD (gồm cả Công ty Việt Nam và Công ty nước ngoài) 3.000.000 – 18.000.000 Áp dụng cho khu vực Hà Nội và quy trình thông thường (không thẩm tra)
10 Tư vấn pháp luật tại nhà hoặc Luật sư đi đàm phán, thương lượng theo yêu cầu của khách hàng 2.000.000 – 20.000.000 Tư vấn trực tiếp của luật sư, đàm phán hợp đồng
11 Luật sư đi Xác minh, thu thập chứng cứ. Thu thập trích lục bản đồ, thông tin thửa đất… 10.000.000 – 20.000.000 Áp dụng cho khu vực nội thành Hà Nội, chưa bao gồm phí đi lại, lưu trú ngoại thành Hà Nội hoặc ngoại tỉnh
12 Môi giới thương mại/Đại diện cho thương nhân 20.000.000 Không bao gồm chi phí đi lại, ăn nghỉ ngoài khu vực Hà Nội, thời gian sử dụng Luật sư không qúa 48h
13 Hoạt động tư vấn pháp luật thường xuyên cho DN 5.000.000-10.000.000/tháng Thời gian sử dụng Luật sư từ 16h/tháng đến 32h/tháng
14 Dịch vụ Luật sư riêng 5.000.000 -10.000.000/tháng Thời gian sử dụng Luật sư từ 16h/tháng đến 32h/tháng
15 Cấp GCN QSD đất lần đầu; Thủ tục mua bán, chuyển nhượng Bất động sản; Cấp phép xây dựng… 10.000.000-50.000.000/1 lần Áp dụng với khách hàng khu vực Hà Nội
16 Các dịch vụ pháp lý khác Thỏa thuận Tại thời điểm tiếp nhận vụ việc
(Công ty luật Dragon đưa ra Mức phí dịch vụ trên chưa bao gồm thuế VAT)
Để có mức phí dịch vụ cụ thể, xin vui
lòng liên hệ với Văn phòng luật sư và vui lòng cung cấp thông tin, tài
liệu về vụ việc, kèm theo các yêu cầu cụ thể đối với Luật sư trong vụ
việc đó…
CÔNG TY LUẬT TẠI HÀ NỘI


Phí thuê luật sư và nguyên tắc tính phí dịch vụ pháp lý