Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

MobiFone không tôn trọng khách hàng, vi phạm nghiêm trọng luật Dân sự?



MobiFone không tôn trọng khách hàng, vi phạm nghiêm trọng luật Dân sự?
(PLO) - Sau khi PLVN đã có bài viết phản ánh tình trạng tự ý kết nối gia hạn, trừ tiền của khách, ngày 02/07 Đại diện MobiFone đã đổ lỗi cho các đối tác. Liệu MobiFone có thực sự vô can?
Để làm rõ hơn  trách nhiệm của MobiFone khi để khhác hành bị ảnh hưởng, phóng viên PLVN đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyên Minh Long – Giám đốc Công ty luật Dragon (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội).
-Thưa ông, như các bài viết phản ánh trên PLVN về việc khách hành bị nhà mạng MobiFone tự ý kết nối dịch vụ gia tăng, tự ý trừ tiền. theo ông, hành vi đó có vi phạm pháp luật không?
Về bản chất, cần xác định tin nhắn mời sử dụng dịch vụ của MobiFone có phải là lời đề nghị giao kết HĐ theo Điều 390 BLDS 2005 không? Điều 390 quy định “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”.
Trường hợp tin nhắn của MobiFone gửi đến khách hàng là loại tin nhắn đồng loạt và không xác định cụ thể đối tượng khách hàng là ai. Trường hợp này, cần xác định đây không phải là đề nghị giao kết hợp đồng.
Hành vi Mobifone “tự ý kết nối” được xem là hành vi pháp lý đơn phương. Khách hàng sẽ không chịu bất cứ ràng buộc pháp lý nào với MobiFone; trong việc sử dụng dịch vụ.
Trường hợp thứ hai, tin nhắn mời sử dụng dịch vụ có xác định cụ thể thuê bao (VD nêu cụ thể số điện thoại thuê bao, tên chủ thuê bao đã đăng ký… ) thì đề nghị giao kết hợp đồng này cũng không có giá trị khi hết thời hạn vì:
Theo Khoản 2 Điều 394 BLDS 2005 quy định đề nghị giao kết hợp đồng chấm HĐ khi “Hết thời hạn trả lời chấp nhận”. Do đó, khách hàng không phản hồi bằng tin nhắn theo cú pháp thì đương nhiên, giao kết sử dụng dịch vụ sẽ không được xác lập. MobiFone không có quyền “tự ý kết nối” dịch vụ thay khách hàng.
Sự im lặng của khách hàng – khi không nhắn tin theo cú pháp xác nhận, đương nhiên không được xem là sự đồng ý sẽ sử dụng dịch vụ. Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 quy định “Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”.
Rõ ràng rằng, giữa khách hàng và MobiFone không tồn tại thỏa thuận “sự im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Tương tự như trường hợp trên, đối tác của Mobifone cũng không được “tự ý kết nối” dịch vụ.
Như vậy, việc đối tác của MobiFone tự ý kết nối dịch vụ cho khách hàng đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự là sự tự nguyện (Điểm c, Khoản 1 Điều 122 BLDS 2005).
Ngoài ra, hành vi này còn có dấu hiệu vi phạm quyền tự định đoạt của người tiêu dùng “Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ” (Khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010).
Và các hành vi bị cấm tại Khoản 5 Điều 10 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng”.

- Nếu những hành vi đó do đối tác của MobiFone, thì trách nhiệm của MobiFone đến đâu?
Theo nội dung tin nhắn khách hàng nhận được thì dịch vụ được xác nhận là do MobiFone cung cấp. Như vậy, trong mối quan hệ cung cấp dịch vụ trên; MobiFone được xác định là một bên trong giao dịch. Do vậy, về nguyên tắc MobiFone phải chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng.
- Người tiêu dùng phát hiện bị trừ tiền, sau đó được hoàn trả đúng số tiền đó, theo ông như vậy có thỏa đáng?
Về nguyên tắc, giao dịch “tự ý kết nối” sử dụng dịch vụ của MobiFone là vô hiệu. Việc MobiFone hoàn trả đúng số tiền đã bị trừ cho khách hàng là hợp lý, đúng theo tinh thần của pháp luật.
Như đã phân tích ở trên; có thể nhận thấy hành vi của MobiFone đã có dấu hiệu vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Do vậy, theo Khoản 2 và 3 Điều 26 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 thì MobiFone còn có thể chịu thêm các biện pháp xử lý như sau:
Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có; Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
-Rất nhiều người tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhưng với cá nhân một khách hàng số tiền đó quá nhỏ, họ chung tâm lý ngại kiện tụng, theo ông, người tiêu dùng cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng MobiFone nói riêng, nhà nước đã xây dựng hành lang pháp lý vững vàng bằng việc ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Ngoài ra, tại văn bản pháp luật chuyên ngành, tại Điều 16 và Điều 33 Luật viễn thông 2009 cũng quy định cụ thể về quyền của người sử dụng dịch vụ viễn thông và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông. Như vậy, về mặt pháp lý người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ và họ hoàn toàn có cơ sở để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Do vậy, quan điểm cá nhân tôi thì vấn đề cốt lõi trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải xuất phát từ chính bản thân người tiêu dùng. Hãy là những người tiêu dùng thông thái, hiểu biết về quyền lợi mình và chủ động bảo vệ nó.
-Theo ông, Luật pháp cần phải điều chỉnh như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh các nhà mạng thiếu tôn trọng khách hàng như hiện nay?
Hệ thống pháp luật nước ta là hệ thống pháp luật thành văn. Do vậy, hệ thống pháp luật nói chung còn có những hạn chế nhất định như không theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực thì cơ bản quyền lợi của người tiêu dùng đã được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Khi khách hàng nhân thấy sự thiếu tôn trọng từ các nhà mạng, khách hàng hoàn toàn có thể liên kết, đấu tranh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
-Xin cảm ơn luật sư!
Chuyên mục Bạn đọc của Báo Pháp luật Việt Nam tiếp nhận tất cả những đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của độc giả có căn cứ và theo đúng quy định của pháp luật...Chúng tôi sẽ hồi âm sớm nhất đến bạn đọc.

Mọi kiến nghị, phản ánh qua hòm thư: baodientuphapluat@gmail.com
Luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty luật Dragon​
Điện thoại tư vấn pháp luật giờ hành chính: 04. 22. 007. 888
Website: www.congtyluatdragon.com / www.congtyluatdragon.vn
https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon?ref=hl

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

Trong vấn đề bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, hiện vẫn khoản bồi thưởng tổn thất tinh thần chưa được thống nhất.
Mới đây, nói về vấn đề bồi thường vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, huyện Việt Yên, Bắc Giang), Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết, cơ quan chức năng đã xin lỗi và thương lượng bồi thường. Thông tin của Chánh án TAND Tối cao cho biết, ông Chấn cũng đã đồng ý mức bồi thường 7,2 tỷ đồng và đang làm thủ tục để chi trả.
Theo ông Thân Văn Hoạt – người đại diện pháp lý của ông Nguyễn Thanh Chấn, số tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại do án oan gây ra đối với gia đình, vợ con, mẹ của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Tuy nhiên, ông Hoạt cho biết, giữa cơ quan tố tụng và gia đình người bị án oan Nguyễn Thanh Chấn vẫn chưa thống nhất được khoản tiền bồi thường tổn thất tinh thần của ông Chấn sau 10 năm ngồi tù oan sai. Cơ quan tố tụng dựa trên một số quy định đưa ra mức bồi thường gần 600 triệu đồng, tuy nhiên gia đình cho rằng, mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay.
Liên quan đến khoản tiền bồi thường về tổn thất tinh thần của ông Nguyễn Thanh Chấn, VOV.VN phỏng vấn luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật Dragon.
PV: Theo luật sư, yêu bồi thường tổn thất tinh thần của ông Nguyễn Thanh Chấn sẽ được tính như thế nào?
Luật sư Nguyễn Minh Long: Theo Điều 47, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định như sau:
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 3 ngày lương tối thiểu cho 1 ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 30 tháng lương tối thiểu.
Luật sư Nguyễn Minh Long
 Do vậy, ông Chấn sẽ nhận được các khoản đền bù về tinh thần sau:
- Ông Nguyễn Thanh Chấn phải chịu hình phạt tù khoảng 10 năm tương đương với 3.650 ngày x 3 x 92.307 đồng (1 ngày lương tối thiểu cho khu vực III nơi ông Chấn sinh sống) = 1.010.761.000 đồng.
- Tổn thất về tinh thần trong tình trạng sức khỏe bị xâm phạm trong 10 năm ngồi tù: 30 x 2.400.000 = 72.000.000 đồng (mức lương tối thiểu khu vực III).
Vậy tổng số tiền tổn thất về tinh thần ông Chấn có thể nhận hơn 1 tỷ đồng.
Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại trong oan sai, phải mang tính có lợi cho người được bồi thường. Việc tính tiền bồi thường phải tính thời giá tại thời điểm tiến hành bồi thường, nếu như không có văn bản hướng dẫn vấn đề bồi thường trước đó.
PV: Tính đến thời điểm này, hai bên đã thống nhất mức bồi thường khoảng 7,2 tỷ đồng. Theo luật sư, đây có phải là số tiền bồi thường kỷ lục trong lịch sử tố tụng của Việt Nam?
Luật sư Nguyễn Minh Long: Hiện tại số tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn nhận được đang là một kỷ lục trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Tuy nhiên, ông Chấn không phải là trường hợp duy nhất được bồi thường oan sai với số tiền rất lớn do sai phạm của các cơ quan chức năng.
Báo cáo trước Quốc hội ngày 5/6/2015 về tình hình oan sai và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, trong 219.500 vụ án với hơn 338.000 bị can bị khởi tố, điều tra trong 3 năm qua có 71 trường hợp được xác định vô tội.
Có những vụ án đã xảy ra 7-10 năm, thậm chí tới 16 năm nhưng gần đây mới được phát hiện có dấu hiệu oan sai. Vì thế nhiều khả năng sẽ còn có những kỷ lục mới về số tiền bồi thường oan sai.
PV: Vậy khi nào ông Nguyễn Thanh Chấn có thể nhận được tiền bồi thường, thưa luật sư?
Luật sư Nguyễn Minh Long: Theo Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trường hợp cơ quan Trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách Trung ương.
Trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương.
Theo quy định trên, đối với trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn, TAND Tối cao là đơn vị xét xử gây án oan nên kinh phí bồi thường do Bộ Tài chính chi trả.
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn trong ngày được xin lỗi công khai
Luật này quy định trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ, cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại.
Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại.
Như vậy, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường đối với ông Nguyễn Thanh Chấn có hiệu lực pháp luật, chậm nhất là sau 40 ngày làm việc, ông Chấn phải được nhận tiền bồi thường.
PV: Xin cảm ơn luật sư./.
Nội dung vụ án:
Vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn xảy ra vào năm 2003. Khi đó tại thôn Me, xã Nghĩa Hưng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án giết chị Nguyễn Thị Hoan.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt ông Chấn và cho rằng ông này là hung thủ của vụ án. Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm sau đó, mặc dù ông Chấn hết sức kêu oan nhưng vẫn bị quy tội Giết người và chịu mức án chung thân.
Cuối năm 2013, khi hung thủ gây án là Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, ông Chấn chính thức được minh oan.
Tháng 4 vừa qua, Tòa Phúc thẩm – TAND Tối cao cũng đã tổ chức xin lỗi công khai ông Nguyễn Thanh Chấn tại địa phương.
Về phần ông Chấn, sau khi được minh oan, gia đình và người thân bắt đầu hành trình đòi bồi thường án oan sai.
Gia đình ông Chấn đưa mức yêu cầu đòi bồi thường 9,3 tỷ đồng./.
Việt Đức/VOV.VN
Luật sư giỏi Hình Sự : http://www.vanphongluatsu.com.vn/luat-su-bao-chua/ 

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Hoạt động chứng minh của luật sư trong tố tụng hình sự

Để hoạt  động bào chữa của luật sư đạt hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động chứng minh quan điểm pháp lý để thuyết phục cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) chấp nhận đề xuất,kiến nghị của luật sư .Hoạt động chứng minh của luật sư được thực hiện thông qua hoạt động thu thập ,đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư .tuy nhiên hiện nay ,do vướng mắc ,bất cập của các quy định pháp luật về chứng cứ đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bào chữa của luật sư
Thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự tiếp cận dưới góc độ thực hiện quyền bào chữa (hoạt động bào chữa)của chủ thể bào chữa ,trong đó hoạt động bào chữa của luật sư là đạt hiệu quả nhất bởi lẽ luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp ,được đào tạo bài bản .Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)hiện hành quy định “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về CQTHTT ,bị can bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” trên thực tế để hoạt động bào chữa đạt hiệu quả thì hoạt động chứng minh vô cùng cần thiết ,là yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động bào chữa .Để bào chữa có hiệu quả ,trong mọi trường hợp luật sư phải dựa vào quy định pháp luật tố tụng hiện hành ,dựa vào chứng cứ để chứng minh tính đúng đắn về căn cứ pháp lý của quan điểm bào chữa mới có tính thuyết phục ,chẳng hạn luật sư bào chữa theo hướng xác định thân chủ vô tội thông qua việc đưa ra bằng chứng ngoại phạm …bởi lẽ nếu chỉ đề xuất ,kiến nghị bảo vệ người bị buộc tội mà không dựa vào chứng cứ để chứng minh cơ sở pháp lý thì không có tính thuyết phục .do đó nghiên cứu hoạt động chứng minh của luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự
Đặc điểm hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự
Chứng cứ là cơ sở hàng đầu để CQTHTT chứng minh vụ án hình sự ,luật sư cũng chứng minh quan điểm bào chữa của mình thông qua chứng cứ .Khái niệm về chứng cứ được quy định tại khoản 1 điều 46 BLTTHS “Chứng cứ là những gì có thật ,được thu thập theo trình tự ,thủ tục do BLTTHS quy định mà cơ quan điều tra ,viện kiểm sát và tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác ần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”.Khái niệm chứng cứ thể hiện các dấu hiệu đặc trưng của chứng cứ đó là tính khách quan,tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ .Hai dấu hiệu đầu tiên của chứng cứ được hiểu rằng chứng cứ phải thể hiện qua những tài liệu dưới dạng văn bản hoặc đồ vật tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người tong đó chứa đựng những thông tin có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án .Riêng dấu hiệu thứ ba của chứng cứ là “tính hợp pháp”có những vướng mắc bất cập về lý luận cũng như thực tiễn .Theo định nghĩa trên ,chứng cứ phải được thu thập theo trình tự ,thủ tục do BLTTHS quy định ,đó là việc thu thập chứng cứ phải do CQTHTT thực hiện và khoản 1 điều 65 BLTTDS quy định cách thức thu thập chứng cứ của CQTHTT ,tuy nhiên BLTTHS cũng quy định “…những người tham gia tố tụng ,cơ quan hoặc bất cứ cá nhân ,tổ chức nào đều có thể đưa ra tài liệu ,đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án”( khoản 2 điều 65 BLTTHS )như vậy những  người tham gia tố tụng ,những cá nhân ,tổ chức khác nếu có tài liệu ,đồ vật liên quan đến vụ án có thể giao nộp và những tài liệu đồ vật này được xem là chứng cứ hay không là do sự đánh giá của CQTHTT (điều 78 BLTTHS) Luật sư là một bên tranh tụng nhưng hiện nay BLTTHS không quy định cụ thể về trình tự ,thủ tục thu thập chứng cứ .Tuy nhiên BLTTHS lại quy định quyền bình đẳng đưa ra chứng cứ ,đồ vật ,tài liệu và tranh luận dân chủ của kiểm sát viên ,bị cáo ,người bào chữa và các chủ thể liên quan (điều 19) như vậy , “người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ dưới hình thức thụ động .Đó là người tham gia tố tụng ,cơ quan ,tổ chức ,cá nhân tự mình đưa ra đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án và cơ quan có thẩm quyền ghi nhận” “đối  người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định họ không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng như điều tra viên ,kiểm sát viên hay hội đồng xét xử”BLTTHS quy định chủ thể đánh giá chứng cứ là điều tra viên ,kiểm sát viên,thẩm phán và hội thẩm(khoản 2 điều 66)mà không có quy định nào về đánh giá chứng cứ của người bào chữa. Nhưng BLTTHS cũng quy định về quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa và hiến pháp năm 2013 quy ddnihj nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm ,tại phiên tòa ,chủ thể buộc tội và luật sư tranh luận ,đối đáp dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa .Đặc biệt là việc tranh luận giứa luật sư với kiểm sát viên khi luật sư đưa ra chứng cứ phản biện các chứng cứ buộc tội ,chỉ ra những điểm mâu thuẫn ,bất hợp lý đối với chứng cứ buộc tội và đề xuất tòa án bác bỏ ,chính là hoạt động đánh giá chứng cứ của luật sư .Trên thực tế ,hoạt động bào chữa của luật sư thông qua thu thập ,đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh quan điểm pháp lý của mình là nhu cầu tất yếu để bảo đảm hiệu quả bào chữa .Hiện nay quy định pháp luật về chứng cứ ,thu thập chứng cứ đối với chủ thể bào chữa có những vướng mắc về lý luận và thực tiễn dân đến sự mất cân bằng của hai phía đối trọng trong tranh tụng mà lợi thế hoàn toàn nghiêng về chủ thể buộc tội .Sở dĩ các CQTHTT thường “thờ ơ” với chứng cứ do luật sư cung cấp một phần do quy định của BLTTHS về khái niệm chứng cứ ,thu thập chứng cứ như đã đề cập ở phần trên .CQTHTT có thể “từ chối”các đồ vật ,tài liệu có ý nghĩa gỡ tội do người bị buộc tội ,người bào chữa cung cấp với lý do “việc thu thập các đồ vật ,,không theo trình tự luật định”nghĩa là không phải do CQTHTT thu thập
Thu thập chứng cứ là khâu đầu tiên trong hoạt động chứng minh quan điểm bào chữa của luật sư .sau đó còn cần phải kết hợp đánh giá và sử dụng chứng cứ .
Việc phân giai đoạn của hoạt động chứng minh chỉ mang tính tương đói vì xuất phát từ mục đích của hoạt động bào chữa nên ngay từ khâu thu thập chứng cứ đã có tính định hướng ,lồng ghép trong hoạt động đánh giá chứng cứ và phán đoán sẽ sử dụng chứng cứ như thế nào để đạt được mục đích của luật sư là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội ,nguyên tắc khách quan ,toàn diện khi giải quyết vụ án hình sj đòi hỏi các CQTHTT tong quá trình điều tra ,truy tố có nghĩa vụ thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội .Tuy nhiên ,các chủ thể buộc tội thường trú trọng tìm kiếm chứng cứ buộc tội mà ít để ý đến chứng cứ gỡ tội .Do đó để đảm bảo sự cân bằng hai bên đối lập nhằm hướng đến mục tiêu tranh tụng ,luật sư có quyền tìm kiếm chứng cứ gỡ tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội .Hoạt động bào chữa thông qua chứng minh quan điểm pháp lý của luật sư nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trước cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự thông qua hoạt động thu thập ,đánh giá ,sử dụng chứng cứ của luật sư .Trong đó thu thập chứng cứ là tiền đề tất yếu đối với hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ nhưng không tách bạch riêng rẽ mà tác động qua lại trong một hệ thống .Trong khi luật sư thu thập chứng cứ gỡ tội đã lồng ghép trong đó sự đánh giá và định hướng sử dụng chứng cứ nào ,như thế nào để có thể bảo vệ người bị buộc tội một cách hiệu quả nhất ,trên thực tế ,không phải trường hợp thu thập chứng cứ nào cũng nhanh chóng xác định giá trị chứng minh và định hướng sử dụng của chứng cứ .Do đó ,nếu khi thu thập chứng cứ có những tài liệu ,đồ vật luật sư vẫn còn nghi ngờ về giá trị chứng minh gỡ tội thì vẫn giữ lại để sau này tiếp tục nghiên cứu ,đánh giá xem có thể sử dụng và mục đích gỡ tội hay không .Một đồ vật ,tài liệu ,tình tiết khi ở trạng thái đơn lẻ có thể chưa phát hiện được giá trị chứng minh ,nhưng khi xem xét một cách hệ thống trong mối quan hệ tương tác với một nhóm tổng thể lại phát hiện ra vấn đề và chọn lọc để sử dụng theo mục đích của chủ thể
Đánh giá chứng cứ của một chủ thể buộc tội và luật sư tuy khác nhau về mục đích nhưng có điểm chung đó là hoạt động suy luận logic để giải quyết vấn đề .Chủ thể buộc tội sử dụng tư duy logicđể xử lý thông tin thu được về vụ án ,đó là xem xét độ tin cậy ,giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như tổng thể một cách hệ thống nhằm sáng tỏ vụ án hình sự ,xác định người phạm tội .Hoạt động bào chữa của luật sư đối kháng với chủ thể buộc tội song song với việc tìm kiếm những chứng cứ có lợi cho người bị buộc tội nhằm chứng minh quan điểm pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ còn thể hiện qua việc phản biện các chứng cứ buộc tội nhằm đưa ra các đề  xuất ,kiến nghị có lợi cho người bị buộc tội .Luật sư chỉ  cần chứng minh tội phạm của chủ thể buộc tội thiếu một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội danh mà người bị buộc tội bị truy tố thì có nghĩa là người bị buộc tội không phạm tội
Hoạt động bào chữa của luật sư còn thể hiện qua việc phản biện ngay các chứng cứ buộc tội ,chỉ ra những mâu thuẫn bất hợp lý của các chứng cứ buộc tội ,vô hiệu hóa những chứng cứ buộc tội do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc được thu thập bằng cách thức bất hợp pháp thông qua việc kiến nghị  loại trừ các chứng cứ này.Như vậy ,hoạt động bào chữa của luật sư không chỉ thể hiện qua việc đánh giá các chứng cứ do chính mình thu thập và hoạt động này diễn ra liên tục ,xuyên suốt các giai đoạn tố tụng hình sự kể từ khi luật sư tham gia vụ án ,hoạt động bào chữa thông qua việc thu thập ,đánh giá ,sử dụng chứng cứ là khâu cuối cùng .Trên cơ sở các chứng cứ đã có ,luật sư đánh giá và lựa chọn những chứng cứ có giá trị chứng minh hiệu quả nhất để bảo vệ người bị buộc tội trước sự buộc tội nên trước khi chọn lựa sử dụng chứng cứ nào để đạt được mục đích ,không thể thiếu hoạt động đánh giá chứng cứ .Do đó đối với hoạt động bào chữa của luật sư thì hoạt động đánh giá chứng cứ do luật sư thu thập được luôn luôn đồng hành cùng với hoạt  động sử dụng chứng cứ đồng thời phải bảo đảm trật tự nhất định mà không thể đảo ngược .Đó là,đánh giá chứng cứ trước ,sau đó chọn lựa việc sử dụng chứng cứ nào có thể mang lại hiệu quả nhất .Nếu không đánh giá chứng cứ hoặc có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ đó làm cơ sở cho quan điểm pháp lý của mình thì thất bại là điều khó tránh.
Công ty Luật Dragon

Những luật sư giỏi và tiêu biểu hàng đầu thế giới

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, đã có nhiều luật sư giỏi được vinh danh bởi những đóng góp của họ mang lại sự thay đổi lớn lao cho xã hội. Dưới đây là 10 cái tên luật sư vĩ đại trong lịch sử.
1. John Adams (1735-1826)
            John Adams – Phó tổng thống đầu tiên và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, là người đã đứng lên chống lại chế độ nô lệ ở quốc gia này. Ông đã mang đến sự đổi thay toàn diện đối với chế độ thực dân và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Ông cũng là luật sư đứng lên bảo vệ và bào chữa vô tội cho những binh lính Anh trong cuộc thảm sát ở Boston năm 1770.
2. Clare Foltz (1849-1934)
            Là biểu tượng của các luật sư nữ trên thế giới, Foltz được biết đến là nữ luật sư giỏi đầu tiên của khu vực Bờ biển Tây nước Mỹ. Bà đã khởi kiện trường Luật Hastings vì phân biệt đối xử (không chấp nhận cho bà theo học vì lý do giới tính). Pháp luật Bang California đã phải sửa đổi để cho phép tất cả mọi người, bất kể nam hay nữ, thuộc bất kỳ chủng tộc hoặc dân tộc nào tham gia đoàn luật sư sau khi vượt qua kỳ thi tuyển luật sư.
3. Abraham Lincoln (1809-1865)
            Không chỉ nổi tiếng nhờ cuộc đấu tranh của ông đối với chế độ nô lệ, Lincoln còn là một luật sư nổi tiếng ở bang Illinois. Vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ này cũng đã giải quyết rất nhiều vụ án khác nhau trên 20 năm. Ông cũng đã trở thành một trong những tổng thống thành công nhất của Hoa Kỳ.
4. Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1948)
            Tên thường gọi là Mahatma Gandhi. Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát khỏi sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nên độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để đế quốc Anh. Ông tốt nghiệp Khoa luật Đại học College London (một trường thuộc Đại học London) và bắt đầu hành nghề tại London vào năm 1800, sau đó chuyển sang Nam Phi. Ông tham gia vào các vụ kiện dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di dân Ấn Độ. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1918, ông được hàng triệu người dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahatma.
5. Sir Thomas More (1478-1535)
            Thomas More là một luật sư, nhà triết học xã hội, tác giả, chính khách và nhà nhân văn nổi tiếng thời Phục Hưng. Trước khi bị xử quyết bởi nhà vua Henry VIII vì đã không công nhận thẩm quyền của Nhà thờ ở Anh, Sir Thomas More là Đại pháp quan (Lord Chancellor) và cũng là cố vấn quan trọng của nhà vua. Ông là một người thẳng thắn, trung thực và kiên trì với tư tưởng luật pháp của mình.
6. Thurgood Marshall (1908-1993)
            Bị Đại học Luật Maryland từ chối vì màu da của mình, Marshall vẫn kiên trì với sự nghiệp học tập. Ông nổi tiếng vì đã giúp Ghana và Tanzania soạn thảo bộ hiến pháp của riêng họ. Trước khi trở thành một thẩm phán ông là một luật sư nổi tiếng với tỷ lệ thành công cao trong tranh cãi trước Toà án tối cao Hoa Kỳ.
7. Alan Dershowitz (SN 1938)
            Tham gia vào một số vụ án như Patty Hearst, O.J Thompson or Mike Tyson, Dershowitz là một luật sư nổi tiếng chuyên bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Ông tốt nghiệp Đại học Luật Yale và trở thành giáo sư luật trẻ nhất xuyên suốt lịch sử của trường ở tuổi 28. Ông là một học giả nổi tiếng về luật hiến pháp Hoa Kyf và luật hình sự.
8. Nelson Mandela (1918-2013)
            Mandela hành nghề luật sư trước khi trở thành Tổng thống của Nam Phi. Ông tốt nghiệp trường Đại học Wiwatersrand và bắt đầu chiến dịch bảo vệ quyền con người và sự thống nhất đất nước. Ông lãnh đạo các hoạt động chống chủ nghĩa tách biệt chủng tộc ở Nam Phi và đã chiến thắng. Mandela đã được nhận 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có giải Nobel Hoà bình năm 1993.
9. Thomas Jefferson (1743-1826)
            Là Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, người sáng lập ra Đảng Dân chủ – Cộng hoà Hoa Ky (Democratic – Republican Party) và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi sau đó vào trường Đại học Willian &Mary (1760-1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Ông là người đã viết Tuyên ngôn Độc lập Mỹ và thiết lập nền tảng cho hệ thống pháp luật Mỹ).
10. Sadie Alexander (1898-1989)
            Tốt nghiệp trường Đại học Pennsylvania, Sadie là người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên có bằng tiến sĩ. Bà cũng là người da đen đầu tiên tham gia vào Đoàn luật sư Pensylvania.
TGLS

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Luật sư giỏi nói với ký ức trước sự kiện Giải phóng Miền nam ngày 30/4/1975

Vào buổi tối ngày 10/5/1967, tại ngôi nhà 21 Lý Nam Đế, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, có buổi làm việc của Tiểu ban vũ khí thuộc Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh Mỹ của Việt Nam với Đoàn điều tra của nước ngoài. Đoàn khách gồm có: Nhà bác học vật lý người Pháp – Giăng Pi-e Vi-gi-ê; Thượng nghị sĩ người Ý – Lê-li-ô Bát-xô; Bác sĩ phẫu thuật người Pháp – Phơ-răng-xít Can và Thẩm phán Toà Thượng thẩm Pa-ri, Pháp – bà Gi-den Ha-li-mi.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng Bộ y tế, Chủ tịch Uỷ ban Điều tra tội ác Mỹ của Việt Nam vừa phát biểu xong lời chào mừng đoàn khách thì còi báo động máy bay của thành phố liên hồi rú lên. Ngay sau đó là tiếng súng pháo phòng không nổ chát chúa làm sáng rực cả bầu trời đêm Hà Nội. Nhiều tiếng bom nổ từ phía cầu Long Biên dội lại làm rung chuyển cả mặt đất. Trong đoàn khách người nào cũng tỏ ra hồi hộp, lo lắng; nhưng nhìn thấy phía Việt Nam, mọi người ai cũng điềm tĩnh, nên khách đã bình tâm trở lại.
Còi báo yên hú một hồi dài. Từ hầm tránh bom, mọi người trở lại phòng làm việc. Anh Đặng Ái, Trung tá, Trưởng Tiểu ban vũ khí giới thiệu chúng tôi với khách. Phía Việt Nam có: anh Lê Thế Trung, Thiếu tá, Bác sĩ chuyên khoa bỏng, trình bày về tác hại của bom cháy na-pan. Bom có chứa phốt pho trawngsl anh Vũ Ngọc Thụ, Đại uý, binh chủng hoá học, trình bày những tác hại của vũ khí hoá học và Lê Đức Tiết, Đại uý, Luật sư (người ghi lại câu chuyện này), trình bày về những loại vũ khí đã bị công pháp quốc tế cấm sản xuất, lưu trữ, sử dụng mà Mỹ đã đem sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Anh Đặng Ái vừa giới thiệu xong thì bà Gi-den Ha-li-mi đột ngột đứng dậy nói: “Xin lỗi các ngài, đa số các ngài có mặt tại đây đều là những nhà khoa học tự nhiên. Nhà luật ở về phía thiểu số. Bởi vậy tôi xin phép quý ngài đến ngồi cạnh bạn đồng nghiệp của tôi là Luật sư Lê Đức Tiết để đỡ phần lẻ loi, đơn chiếc”. Nghe nói vậy, tất cả những người có mặt trong phòng đều cười ồ lên. Tôi cũng cười, nhưng là tiếng cười thẹn, đỏ cả mặt. Hình ảnh một bà Thẩm phán trẻ người Pháp chủ động tìm đến ngồi cạnh luật sư trẻ Việt Nam trong tiếng cười vui vể của khách lẫn chủ đã làm cho không khí buổi tiếp xúc trở nên cởi mở, thân mật. Nghỉ lễ xã giao bị chìm đi. Mọi người càng cười vui khi anh Phạm Cao Ngọc, người phụ trách văn phòng làm ra vẻ miễn cưỡng phải nhường chỗ cho nữ thẩm phán xinh đẹp ngồi cạnh luật sư Việt Nam.
Bà Thẩm phán hình như không hiểu nguyên nhân của trận cười thứ hai, lại nói: “Các ngài cười gfi? Các ngài có biết không, ở đất nước chúng tôi, luật sư đắt như tôm tươi!” Lại một trận cười nữa bật lên. Hình như bị phấn khích, bà Thẩm phán nói tiếp: “Thật đấy. Ở nước Pháp, các sinh viên theo học các ngành khác, khi ra trường rất khó tìm công ăn việc làm. Với tấm bằng luật sư trong tay thì có lắm kẻ đón, người đưa. Mọi người ai cũng có luật sư của mình”.
Cả khách lẫn chủ đều cười rất vui. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đứng dậy nói lời dàn hoà: “Bà Thẩm phán nói chí phải. Các ngài và bà Thẩm phán từ Châu Âu xa xôi đến đây, không ngoài mục đích đấu tranh cho công bằng, công lý thời đại. Khía cạnh pháp lý và nhà luật hiển nhiên trở thành trung tâm của các cuộc đấu tranh pháp lý rồi”.
Buổi tiếp xúc làm việc hôm đó kéo dài đến 01 giờ sáng. Cả khách lẫn chủ không ai cảm thấy mệt mỏi. Cuộc trao đổi tràn ngập sự cởi mở, thân tình như giữa những người bạn cũ xa nhau lâu ngày gặp lại.
Tranh thủ lúc nghỉ giải lao, tôi hỏi thêm bà Thẩm phán về ý nghĩa thực của câu nói: “Mọi người ai cũng có luật sư của mình!”. Vào thời gian đó, trong suy nghĩ của mình, tôi cho rằng chỉ những ai đã trót vướng vào vòng lao lý mới phải mời luật sư để bảo vệ quyền lợi trước toà cho họ mà thôi. Chỉ những người giàu có, những chủ nhà máy, xí nghiệp, những ngôi sao màn bạc, thể thao mới có tiền thuê luật sư thường xuyên. Người ngheo lấy đâu ra tiền để thuê luật sư thường xuyên và thuê để làm gì khi họ không có khiếu kiện với nhà chức trách hay tranh chấp quyền lợi với ai đó.
Biết rõ thắc mắc của tôi, bà Thẩm phán giải thích: “Đồng nghiệp có biết không, nhờ có sự am hiểu sâu sắc pháp luật, luật sư giỏi tại Công ty luật có thể giúp chủ doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, tránh được những sơ hở trong ký kết hợp đồng dẫn đến những thua thiệt lớn về mặt tài chính. Các chủ doanh nghiệp khôn ngoan đều coi hoạt động của luật sư là hoạt động sinh lợi theo đúng nghĩa chính của từ này. Chỉ những người chưa dày dạn trên thương trường mới coi hoạt động của luật sư là hoạt động tiêu tốn. Những người này thường lâm vào tình trạng mất bò mới lo làm chuồng. Điều này cũng hoàn toàn đúng với mọi công dân. Ai cũng có lúc phải mua sắm như mua, bán bất động sản, xe hơi, máy móc nông nghiệp…hoặc có lúc phải đi thuê mướn hay cho người khác thuê mướn tài sản, hoặc làm di chúc thừa kế… Để tránh những tranh chấp xảy ra về sau hoặc nếu có tranh chấp xảy ra thì đã có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp, người ta phải nhờ luật sư tìm hiểu kỹ các điều kiện, các cơ sở pháp lý của giao dịch rồi soạn thảo thành hợp đồng. Tóm lại, không phải khi nào có tranh chấp mới nhờ đến luật sư. Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật là cuộc sống văn minh. Bởi vậy, nhiều công dân ở Pháp đã thiết lập các mối quan hệ nhất định với luật sư, cho dù quan hệ đó không phải là thường xuyên. Đáp lại, các văn phòng luật sư ở Pháp đều quan tâm đến lợi ích của những khách hàng tiềm năng nhưng không có khả năng trả lương thường xuyên cho họ. Chăm lo quyền lợi hợp pháp của người dân, sẵn sàng bảo vệ quyền lợi cho những người thuộc tầng lớp yếu thế là nghĩa vụ, là đạo đức nghề nghiệp của luật sư chân chính!”
Thấy hai người nhỏ to trò chuyện với nhau, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cũng đến ngồi cạnh. Khi biết chủ đề của cuộc trao đổi giữa hai người, ông nói to với bà Thẩm phán, kỳ thật là ông muốn nói với mọi người: “Bác Hồ dạy chúng tôi phải biết sử dụng vũ khí pháp luật. Bà biết đấy, tôi là Bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế. Nhưng tôi được Người giao làm nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban Điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam – một cương vị mang tính pháp lý và rất có ý nghĩa với cuộc đấu tranh chung của Việt Nam. Trên mọi mặt trận đấu tranh chính trị, kinh tế, xã hội, vũ trang…, đấu tranh pháp lý không kém phần quan trọng. Ai không biết kết hợp đấu tranh pháp lý với các hình thức đấu tranh khác thì người đó đã bỏ phí một loại vũ khí, công cụ rất hữu dụng”.
Biếng xuya, Mơ-xi-ơ! (Bien suà Thẩm phán gật đầu, tỏ ý tâm đắc.
Nhiều năm đã trôi qua kể từ khi có câu chuyện trên đây. Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nhưng ý thức xã hội về vai trò pháp luật nói chung và vai trò của luật sư nói riêng đối với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền chưa được hình thành một cách rõ ràng, đầy đủ. Phiến diện, định kiến, thành kiến đối với pháp luật, đối với luật sư, tiếc thay, vẫn còn hằn sâu trong ý thức hệ của xã hội Việt Nam – một xã hội còn mang nặng trong mình nó ý thức hệ bất bình đẳng, nặng cấm đoán của xã hội phong kiến.
Đây thực sự là những rào cản đối với sự nghiệp xây dựng xã hội văn minh mà quy tắc bao trùm của nó là “Sống có pháp luật và hành động theo pháp luật”, “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là những tiêu chí xây dựng xã hội Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của giới luật nói chung, của giới luật sư nói riêng, tiếc thay, chưa được nhận thức đầy đủ. Hơn ai hết, giới luật sư, bằng những việc làm cụ thể phù hợp với đạo đức nghề nghiệp, với năng lực, trình độ chuyên môn của mình hãy giúp xã hội cởi bỏ được những định kiến đối với nghề luật sư.
Nguồn Luật sư Lê Đức Tiết
Thuê luật sư giỏi hình sự tại Hà Nội
Liên hệ Công ty Luật Dragon theo số đường dây nóng : 098 301 9109
Hoặc tham khảo tại đây

Luật sư giỏi tư vấn luật doanh nghiệp về hứa thưởng trong hợp đồng

Kính gửi luật sư uy tín - Công ty Luật Dragon tại Hà Nội. Tôi là chủ doanh nghiệp mới, mong được tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến, online giải đáp về hợp đồng trích thưởng.
Câu tư vấn luật online tới luật sư Hà Nội
1. Hợp đồng trích thưởng được quy định trong phần nào của luật doanh nghiệp?
2. Về hợp đồng trích thưởng khi thực hiện có phải làm thủ tục chuyển khoản bắt buộc nếu giá trị lớn hơn 20tr ko?
3. Về phần thuế trong hợp đồng trích thưởng sẽ tính thế nào? thuế doanh nghiệp có bị tính vào đây ko ?
4. Giâ trị trích thưởng có giới hạn bao nhiêu % trong giá trị hợp đồng công việc thỏa thuận ko? hay là tùy thỏa thuận giữa hai bên?
5. Khi thực hiện loại hợp đồng này cũng xuất hóa đơn VAT bình thường hay ko cần???
Mong sớm nhận được giải đáp thắc mắc trên của doanh nghiệp.
Trân trọng cảm ơn văn phòng luật sư Dragon!
Phòng tư vấn luật Doanh nghiệp giải đáp cho bạn như sau:
Hợp đồng trích thưởng được quy định trong các văn bản pháp luật như sau:
- Luật thi đua khen thưởng 2008
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung năm 2013
- Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn luật thuế TNDN
- Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/2/2012
- Thông Tư số 78/2014 ngày 18/6/2014 hướng dẫn Nghị định 218/2013
- Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 hướng dẫn luật thi đua khen thưởng
- Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 hướng dẫn việc trích lập, quản lý sử dụng quỹ thi đua khen thưởng theo NĐ số 42/2010/NĐ-CP tại Điều 3 khoản 6 điểm c như sau:
Điều 3: Nguồn và mức trích thi đua khen thưởng:
Khoản 6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; hợp tác xã nông, lậm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợp tác xã nghề cá, nghề muối và trong các lĩnh vực khác:
Điểm c: Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (trừ các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản này): Quỹ thi đua, khen thưởng được trích lập từ nguồn lợi nhuận sau thuế và từ quỹ lương. Mức trích lập do Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị/ Ban Giám đốc của doanh nghiệp quyết định phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ của doanh nghiệp.
Căn cứ các quy định nêu trên, các chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng thực chi cho người lao động, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp… thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo điều 09  khoản 1 điểm b luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành ngày 19/06/2013 có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2014:
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2014 các khoản chi từ 20tr đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ( phải qua ngân hàng …) mới được coi là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Điều này có nghĩa sẽ áp dụng cho tất cả hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng.
3/ Về phần thuế trong hợp đồng trích thưởng sẽ tính thế nào? thuế doanh nghiệp có bị tính vào đây ko ?
- Căn cứ Điều 6, Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty…
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện….
- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Tại Điều 6, Chương II quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“ 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã hao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt….
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty…
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện…
+ Tại Khoản 1 và Khoản 4, Điều 23, Chương VII quy định hiệu lực thi hành:
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02 tháng 08 năm 2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014 trở đi.
4. Thông tư này thay thế Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính.
Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc: trường hợp Công ty chi tiền thưởng, tiền phụ cấp cho người lao động, nếu các khoản chi này đáp ứng điều kiện tại Điều 6, Chương II Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Từ ngày 02/08/2014 đề nghị Công ty thực hiện theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
4/ Giá trị trích thưởng có giới hạn bao nhiêu % trong giá trị hợp đồng công việc thỏa thuận ko? hay là tùy thỏa thuận giữa hai bên?
Căn cứ vào các quy định của pháp luật thì giới hạn giá trị trích thưởng sẽ phụ thuộc vào hợp đồng công việc hoặc do các bên thỏa thuận với nhau.
- Nếu trong doanh nghiệp sẽ do sự thỏa thuận có trong hợp đồng lao đồng hoặc phần hứa thưởng mà doanh nghiệp áp dụng với người lao động
- Nếu giữa các doanh nghiệp với nhau thì có thể ký riêng thành “Hợp đồng Trích thưởng” khi một bên hoàn thành công việc trước hoặc sau công việc được giao.
- Giữa các cá nhân với nhau cũng có thể thỏa thuận bằng văn bản dưới dạng hợp đồng, hay thỏa thuận miệng về việc trích thưởng.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, Thông tư hướng dẫn về khoản chi có hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Đến thời điểm ghi nhận chi phí doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước ngày 02/8/2014 thì không phải điều chỉnh lại theo quy định nêu trên.
Như vậy khi thực hiện hợp đồng trích thưởng vẫn phải xuất hóa đơn VAT
Cám ơn bạn đã quan tâm tới Văn phòng luật sư Dragon, Hi vọng phần tư vấn luật miễn phí cho bạn đem lại sự tiện ích. Qua nội dung tư vấn mang tính tham khảo, Nếu bạn cần luật sư tư vấn cho bạn thường xuyên. Bạn vui lòng liên hệ tới Phòng pháp chế tư vấn luật Doanh nghiệp trực tuyến.
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Điện thoại: 098 301 9109
http://www.vanphongluatsu.com.vn/luat-su-gioi-tu-van-luat-doanh-nghiep-ve-hua-thuong-trong-hop-dong/

 

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Luật sư giỏi bào chữa vụ án hình sự


Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Tham gia tranh tụng ở hầu hết các vụ án đặc biệt khách hàng là cá nhân, các quan chức, lứa tuổi vị thành niên;
Các vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….)
Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….
Các vụ án về ma tuý…
Luật sư bào chữa giai đoạn Sơ thẩm và Phúc thẩm
Luật sư bào chữa giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm
Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).
Công ty luật Dragon

http://luatsubaochua.vn/luat-su-bao-chua-vu-an-hinh-su/

Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo bộ luật tố tụng hình sự

Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự.
2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:
a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;
b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
4. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền huỷ bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố.
Văn bản hướng dẫn
Điều 7. Thực hiện quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 114 của BLTTHS; nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát không có căn cứ theo hướng dẫn tại các điều 1, 2 và 4 của Thông tư này thì sau khi nhận hồ sơ vụ án Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ lý do, quan điểm đối với việc giải quyết vụ án và chuyển lại hồ sơ cho Viện kiểm sát.
2. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; nếu thấy quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo hướng dẫn tại các điều 1, 3 và 4 Thông tư này thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 179 của BLTTHS.
3. Sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận rõ đối với từng vấn đề điều tra bổ sung và quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ theo thẩm quyền quy định tại Điều 164 và Điều 169 của BLTTHS.
4. Nếu kết quả điều tra bổ sung không làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án; nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành cáo trạng mới thay thế cáo trạng cũ và chuyển hồ sơ đến Tòa án để xét xử.
Luật sư Nguyễn Minh Long
Tư vấn luật doanh nghiệp: wwwcongtyluatdragon.vn
Luật sư giỏi bào chữa tại TPHCM - www.congtyluatdragon.com
Luật sư giỏi tư vấn hôn nhân và gia đình - www.luatsu.asia
Luật sư giỏi tranh tụng tại Hà Nội - www.vanphongluatsu.com.vn

Luật sư giỏi tại Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển

Thứ Ba, 14/04/2015
Với nhu cầu của sự phát triển xã hội nghề luật sư ở Việt nam đã và đang trở thành nghề nghiệp nhận được sự quan tâm của xã hội. Điều đó đồng nghĩa sự quan tâm ấy không chỉ ở nhìn nhân vai trò ủa luật sư trong việc duy trì và đẩm bảo sự công bằng xã hội mà còn thể hiện ở nhu cầu xã hội đối với nghề luật sư.
Số lượng luật sư giỏi ngày càng tăng
Lực lượng luật sư ở Việt Nam ngày càng lới mạnh cụ  thể tính đến ngày 15/9/2014 cả nước có 11.285 người được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và 3.408 tổ chức hành nghề luật sư, trong khi đó, cả nước cũng có gần 400 luật sư và 67 tổ chức hành nghề luật sư của nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam . Hiện nay tỷ lệ luật sư tại Việt Nam chỉ ở mức trung bình 1 luật sư/14.000 người dân, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (1/1.526), Singapore (1/1.000), Nhật Bản (1/4.546), Pháp (1/1.000), Mỹ (1/250).
Chất lượng luật sư giỏi ngày càng đảm bảo
Nhu cầu của xã hội tăng đồng nghĩa với việc rằng luật sư  phải không ngừng trau dôi, nâng cao chất lượng phục vụ, nghề nghiệp chuyên môn. Với đặc thù nghề nghiệp của mình, người luật sư giỏi không chỉ dừng lại ở vấn đê tư vấn, tranh tụng mà mục đích của nghề luật sư phải là đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng, tạo được sự hài lòng trong chất lượng dịch vụ của nghề.
Với số lượng lớn luật sư như hiện này, khách hàng khi tìm tới các dịch vụ pháp lý hãy là người tiêu dùng thông thái. Lựa chọn các luật sư giỏi và các văn phòng luật uy tín là việc làm thiết thực và đảm bảo quyền và lợi ích của  chính khách hàng.
Luật sư giỏi cần có những phẩm chất sau:
1.  Đạo đức nghề nghiệp:
Là một luật sư nói riêng và người làm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thì nhất thiết bạn phải có đạo đức, chính trị tốt, luôn trung thành với sự thật. Bác Hồ đã từng nói “ Có tài mà không có  đúc thì vô dụng, có đức mà không có tài thì không làm được việc gì”. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, tuy nhiên nghề luật sư là nghề cần thiết hơn cả. Sự trung thực với sự thật khách quan, trung thành với pháp luật của những người luật sư giỏi sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch hơn
2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề:
Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất.
3. Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic:
Luật sư cần phân tích các hành vi xảy ra trong vụ kiện, sau đó xâu chuỗi tất cả những hành vi này thành một hệ thống, thấy đâu là nguyên nhân, là điều cốt lõi của vụ kiện hay là một cánh cửa mở để đi theo nó mà thu thập thông tin tiếp. Tất cả những sự tư duy này luôn phải đảm bảo nguyên tắc logic chứ không thể đem cách suy nghĩ cảm tính vào được. Sự hiểu biết về tâm lý con người nói chung và tâm lý tội phạm nói riêng cũng sẽ giúp cho những luật sư dễ dàng tìm ra nguyên nhân của những hành vi phạm tội.
4. Luật sư giỏi ngoại ngữ
Một luật sư giỏi hoàn toàn có thể tham gia vào các vụ kiện tụng mang tính chất quốc tế hay các vụ kiện tụng có sự tham gia của người nước ngoài ở Việt Nam
Công ty Luật Dragon  với đội ngũ luật sư giỏi tại Hà Nội,chuyên viên có kinh nghiệm cam kết đem lại cho khách hàng lợi ích cao nhất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp, Giám đốc công ty – Luật sư Nguyễn Minh Long là một trong những luật sư có uy tín trong lĩnh vực tranh tụng. Tự hào là một trong nhưng công ty luật uy tín tại Hà Nội,
Công ty Luật Dragon hân hạnh đem tới cho khách hàng các dịch vụ pháp lý tốt nhất. Sự hài lòng của khách hàng khi tìm tới dịch vụ của công ty là sự khích lệ lớn cho công ty.
Văn phòng luật sư Minh Long

Tin đã đăng:
  1. Năm Ất Mùi, thời cơ mới, thách thức với công ty Luật Dragon
  2. Công ty luật Hải Phòng - Đề xuất bỏ Giấy chứng nhận bào chữa
  3. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư
  4. Khái niệm và ý nghĩa hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư
  5. Luật sư cung cấp chứng cứ giả, xử lý sao?
  6. Tăng lệ phí thành lập chi nhánh văn phòng luật sư
  7. Công ty luật: Ra tòa vì hợp đồng dịch vụ pháp lý
  8. Văn phòng luật sư tăng mức trần thù lao cho luật sư đến 200.000 đồng/giờ

Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hình sự | Công ty luật Dragon

Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hình sự | Công ty luật Dragon

Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong tố tụng hình sự

 
Có 0 lượt xem
Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày,
kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì
thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm
yết.
Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba
mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.
2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện
thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở
phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm
giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm
giam nhận được đơn.
Văn bản luật hướng dẫn:
[I. VỀ CHƯƠNG XXIII "TÍNH CHẤT CỦA XÉT XỬ PHÚC THẨM VÀ QUYỀN KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ" CỦA BLTTHS]
4. Về Điều 234 của BLTTHS
4.1. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị
a) Thời điểm bắt đầu tính thời hạn
kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày
được xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường
hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà hoặc là ngày
bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo,
đương sự vắng mặt tại phiên toà.
Ví dụ 1: Ngày 10/10/2005 Toà án xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự có mặt bị cáo B và cùng ngày tuyên án đối với
bị cáo B. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 10-10-2005 và
thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với bị cáo
B), thời hạn kháng nghị mười lăm ngày (đối với Viện kiểm sát cùng cấp),
ba mươi ngày (đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp) là ngày
11-10-2005.
Ví dụ 2: Ngày 12-10-2005 Toà án xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự vắng mặt người bị hại là A và cùng ngày tuyên
án. Ngày 20-10-2005 Toà án mới giao bản án cho A hoặc niêm yết tại trụ
sở Uỷ ban nhân dân xã nơi A cư trú. Trong trường hợp này ngày được xác
định là ngày 20-10-2005 và thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo
mười lăm ngày (đối với A) là ngày 21-10-2005.
Trong trường hợp ngay trong ngày Toà
án tuyên án hoặc ra quyết định mà bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà
có đơn kháng cáo ngay, thì Toà án cấp sơ thẩm nhận đơn kháng cáo theo
thủ tục chung.
b) Thời điểm kết thúc thời hạn kháng
cáo, kháng nghị là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Nếu
ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật)
hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm
việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng
của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
Ví dụ 1: Trong ví dụ 1 nêu tại điểm a
tiểu mục 4.1 mục 4 này, thời hạn kháng cáo mười lăm ngày được tính bắt
đầu từ ngày 11/10/2005. Theo quy định tại Điều 96 của BLTTHS thì thời
hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với bị cáo B) kết thúc vào lúc hai mươi
tư giờ ngày 25/10/2005 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày
nghỉ lễ).
Ví dụ 2: Trong ví dụ 2 nêu tại điểm b
tiểu mục 4.1 mục 4 này, thì thời hạn kháng cáo mười lăm ngày được tính
bắt đầu từ ngày 21-10-2005. Theo quy định tại Điều 96 của BLTTHS thì
thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với A) kết thúc vào lúc hai mươi
tư giờ ngày 04-11-2005. Giả sử ngày 04-11-2005 đúng vào ngày nghỉ lễ thì
thời hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày
05-11-2005 (nếu không đúng vào ngày nghỉ cuối tuần); giả sử sau ngày
nghỉ lễ (04-11-2005), ngày 05-11-2005 đúng vào ngày thứ bảy, thì thời
hạn kháng cáo mười lăm ngày kết thúc vào lúc hai mươi tư giờ ngày
07-11-2005.
4.2. Xác định ngày kháng cáo
a) Trong trường hợp đơn kháng cáo
gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở
phong bì; do đó, khi nhận đơn kháng cáo gửi qua bưu điện, Toà án phải
kiểm tra ngày đóng dấu trên phong bì và lưu phong bì cùng với đơn kháng
cáo để xác định ngày kháng cáo.
b) Trong trường hợp đơn kháng cáo
gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo là ngày Ban giám
thị trại tạm giam nhận được đơn. Nếu Ban giám thị trại tạm giam không
ghi ngày nhận được đơn kháng cáo, thì Toà án yêu cầu Ban giám thị trại
tạm giam xác nhận ngày nhận đơn đó để xác định ngày kháng cáo.
c) Trong trường hợp người kháng
cáo đến nộp đơn kháng cáo tại Toà án hoặc trong trường hợp họ đến Toà án
cấp sơ thẩm trình bày trực tiếp về việc kháng cáo, thì ngày kháng cáo
là ngày Toà án nhận đơn hoặc là ngày Toà án lập biên bản về việc kháng
cáo.
Luật sư giỏi tại TPHCM – http://luatsubaochua.vn/category/van-ban-phap-luat/
Công ty luật Dragon